Tại sao tắm đêm đột quỵ?

June 16, 2020
Phụ Khoa

Sau một ngày lao động vất vả, đến tận đêm nhiều người mới có thời gian đi tắm, cũng có những người không bận bịu gì nhưng vẫn có thói quen tắm đêm trước khi đi ngủ vì chỉ như vậy họ mới có cảm giác sạch sẽ. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp tắm đêm bị đột quỵ khiến nhiều người lo lắng. Tại sao tắm đêm lại đột quỵ? Theo dõi bài viết dưới đây để có đáp án chính xác nhé!

Tại sao tắm đêm lại đột quỵ?

Tại sao tắm đêm lại đột quỵ? Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia y tế cho biết: Hầu hết trường hợp đột quỵ khi tắm đêm chủ yếu là do đối tượng đã có sẵn bệnh lý nguy cơ như cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao… Trong đó, cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu. Khi kết hợp với những thay đổi trong phòng tắm, bệnh tình sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới đột quỵ.  

Một số yếu tố kích thích quá trình này có thể kể đến là:

o Nhiều người thường đi đại tiện trước khi tắm. Tuy nhiên, việc gắng sức để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể có thể làm tăng áp lực lên ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị đồng thời tăng áp lực lên động mạch khiến tim và hệ tuần hoàn trở nên căng thẳng hơn. Sau khi đại tiện xong, nếu tắm ngay (đặc biệt là tắm đêm) thì sẽ rất nguy hiểm.

o Những thay đổi đột ngột về huyết áp trong khi tắm có thể gây thiếu máu cục bộ, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

o Dội nước từ đỉnh đầu xuống có thể khiến nhiệt độ cơ thể bị thay đổi nhanh chóng, tạo áp lực gây vỡ động mạch hoặc các mao mạch.

o Tắm bằng nước lạnh có thể khiến các động mạch co lại, ngăn máu lưu thông lên các cơ quan quan trọng như não, tim, tăng sự căng thẳng lên hệ thần kinh giao cảm, giảm mạnh nhiệt độ cơ thể, tăng cao huyết áp dẫn đến đột quỵ.

Tổng hợp những bài viết tư vấn liên quan đến tắm:

+ Hút thai xong có được tắm không?

Cách xử lý khi không may bị đột quỵ

Khi không may bị đột quỵ vì tắm đêm, bạn sẽ cảm thấy xuất hiện một trong những biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, tê hết đầu, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, không thể nâng 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc và không thể gọi to người đến cứu.

Bạn sẽ có khoảng 10 giây trước khi đổ khụy xuống, hãy thật bình tĩnh và ngồi xuống, hít thật sâu và cố gắng ho để các cơ quan hoạt động nhằm cung cấp thêm oxy cho phổi, chuyển động của cơn ho giúp tim đập vài nhịp, bạn cần mặc nhanh quần áo để giữ ấm cho cơ thể và gọi người giúp đỡ.

Nếu bạn bị nhẹ có thể uống nước gừng nóng có tác dụng giải trừ cảm rất tốt, theo một số cách chữa của dân gian như cạo gió giúp thông kinh mạch, xông lá hương nhu, tía tô, xả…, ngải cứu với muối hột rang nóng cũng mang lại hiệu quả rất cao.

Thời gian “vàng” khi cấp cứu đột quỵ là 60 phút. Mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Do đó người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

Nguyên tắc cần nhớ để bảo vệ sức khỏe bạn cần biết

Phòng ngừa đột quỵ có thể thực hiện nếu bạn tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Tránh lạnh đột ngột: không tắm nơi có gió lùa, tránh tắm quá khuya, đặc biệt khi tắm không dội xối nước từ trên đầu mà cần giội từ dưới lên để cơ thể quen dần, dội xối nước bắt đầu từ bàn chân, tiếp lên gối, lên bụng, lên vai ngực và cuối cùng mới tới đầu.

- Làm ấm cơ thể trước khi tắm bằng cách dùng tay hay khăn xoa nóng da 3 - 5 phút trước khi tắm.

- Khi tắm - gội xong tránh để gió lùa như không sấy tóc dưới quạt quá mạnh, với những người có cơ địa yếu nên dùng máy sấy tóc sấy khô tóc và sấy ấm vùng gáy. Không tắm khi quá đói hay mới ăn no.

- Tập luyện cơ thể thường xuyên và thực dưỡng đủ chất giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

- Không nên chà xát mạnh, ngâm rửa quá lâu hay lạm dụng xà phòng, dung dịch tẩy rửa để vệ sinh vùng sinh dục để tránh gây tổn thương cho vùng sinh dục, khiến vùng sinh dục dễ nhiễm khuẩn dẫn tới viêm nhiễm.

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã biết được tại sao tắm đêm đột quỵ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Bác sĩ Trương Thị Vân

+ Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ khoa.

+ Hoàn Thành khóa luận Thạc sĩ

+ Nguyên trưởng khoa Sản - Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Sở Y tế Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Cộng đồng 193C1 Bà Triệu.

+ Hiện đang công tác và làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

+ Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung...

+ Thăm khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà...

+ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình; đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng 2 phương pháp (phá thai bằng thuốc và hút thai chân không)

+ Khắc phục những vấn đề bất thường tại vùng kín.

+ Hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới...

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form