Sốt có tắm được không?

June 17, 2020
Phụ Khoa

Từ xa xưa, ông bà ta vẫn luôn khuyên rằng “nếu ốm sốt thì tốt nhất là kiêng tắm, kiêng gội đầu” nhưng thực tế thực hư chuyện này ra sao, nếu tắm khi đang sốt thì sẽ như thế nào, có gây hại cho sức khỏe hay không và cần chú ý những gì? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Sốt có tắm được không?

Thực tế là nếu bị sốt nhẹ, bạn hoàn toàn có thể đi tắm để làm sạch cơ thể, điều chỉnh lại thân nhiệt nhưng hãy nhớ lau khô cơ thể sau khi tắm xong, đặc biệt là phải làm khô tóc đúng cách để tránh lạnh, trúng gió.

Tuy nhiên nếu sốt cao hoặc bị sốt sau khi phẫu thuật thì tốt nhất là bạn không nên tắm. Sốt cao tắm có thể khiến cơ thể bị giảm thân nhiệt đột ngột, khiến bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Còn sốt sau phẫu thuật nếu tắm sẽ khiến vết thương/ vết mổ bị ảnh hưởng.

Tắm cho trẻ bị sốt

Khi đưa trẻ sốt vào bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành tắm cho trẻ. Nguyên nhân là do sau khi uống thuốc hạ sốt, trẻ vẫn chưa thể hết sốt ngay. Trong thời gian này, tắm sẽ là cách tốt nhất để trẻ hạ thân nhiệt.

Trường hợp trẻ bị sốt quá cao, cha mẹ không nên tắm cho trẻ. Thông thường, đối với những trường hợp này có thể dẫn đến co giật. Nếu tiếp tục tắm, trẻ có thể bị xung huyết, mao mạch da nở to, cung cấp không đủ lượng máu cần thiết đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Sốt quá cao còn làm giảm hệ miễn dịch của trẻ, tăng nguy cơ sốt phát ban. Cha mẹ có thể tắm cho trẻ sau 48h trẻ đỡ sốt.

Ngoài ra, nếu trẻ bị sốt kèm theo buồn nôn, tiêu chảy thì cha mẹ chỉ nên lau người. Tắm sẽ khiến trẻ bị mất nước, bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

XEM THÊM:

+ Có nên tắm vào sáng sớm

+ Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh?

+ Có nên tắm sau khi xông hơi?

Liệu pháp tắm nước nóng (tắm hạ sốt)

Tắm nước nóng (nước ấm) vốn được biết đến bởi nhiều lợi ích tuyệt vời như:

• Giúp cơ thể thư giản hơn, giảm stress hiệu quả, ngủ ngon hơn.

• Giảm các triệu chứng đau đầu, cảm, nghẹt mũi, đau nửa đầu.

• Giảm các triệu chứng về bệnh xương khớp, giúp cơ bắp được thử giãn, máu lưu thông tốt hơn. Nếu tắm nước nóng trong 15 phút kết hợp tinh dầu massafe thì các cơn đau mỏi có thể dịu ngay lập tức.

• Làm sạch da, tẩy tế bào da chết, thích hợp với những người bị da nhờn. Trường hợp da khô thì không nên tắm hay rửa mặt bằng nước nóng vì sẽ làm trôi lớp lipid trên da (lớp dưỡng da tự nhiên) khiến da ngày càng khô hơn, tróc vẩy, nẻ.

• Khiến các lỗ chân lông được nở rộng, loại bỏ bụi bẩn, giảm mụn trứng cá.

Bên cạnh đó, tắm nước nóng còn giúp hỗ trợ hạ thân nhiệt cho người bị sốt với 2 cách như sau:

+ Tắm dùng khăn lau hoặc bọt biển: Dành cho trẻ nhỏ không thể tự tắm được.

Cha mẹ cần dùng khăn lau hoặc bọt biển để tắm cho trẻ đồng thời nhớ đóng hết các cửa phòng lại, tránh cho gió lùa vào khi tắm cho trẻ. Nhiệt độ của nước tắm cần thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ. Ví dụ trẻ đang sốt 39 độ thì cha mẹ nên pha nước ấm ấm ở mức 37 độ là hợp lý. Pha vào chậu và tắm từ đầu trở xuống cho trẻ trong khoảng 5 phút. Không tắm quá lâu sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng khăn ấm lau mát cơ thể trẻ ở các khu vực: lưng, nách, cổ. Bằng cách này, chúng ta cũng có thể giúp trẻ hạ sốt an toàn mà chưa cần dùng đến thuốc. Bên cạnh đó, cha mẹ nên thường xuyên lau khô mồ hôi cho trẻ, không cho trẻ ở những nơi quá nóng.

+ Tắm bồn/ tắm vòi sen: Bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm để thư giãn hoặc chỉnh nhiệt độ vòi hoa sen cho phù hợp, ấm ấm rồi tắm. Với cách tắm bằng bồn, bạn nên ngồi vào bồn trước rồi cho nước từ từ vào để cơ thể thích nghi với nhiệt độ tăng dần. Còn với cách tắm bằng vòi hoa sen thì nhớ làm ướt từ dưới lên trên, từ chân lên bụng, lên cổ rồi lên đầu.

Tóm lại, nếu sốt nhẹ thì bạn vẫn có thể hoàn toàn tắm được nhưng nên nhớ điều chỉnh nhiệt độ nước cho phù hợp, tắm đúng cách, sau khi tắm làm khô ngay và uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hi vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích!

Bác sĩ Trương Thị Vân

+ Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ khoa.

+ Hoàn Thành khóa luận Thạc sĩ

+ Nguyên trưởng khoa Sản - Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Sở Y tế Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Cộng đồng 193C1 Bà Triệu.

+ Hiện đang công tác và làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

+ Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung...

+ Thăm khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà...

+ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình; đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng 2 phương pháp (phá thai bằng thuốc và hút thai chân không)

+ Khắc phục những vấn đề bất thường tại vùng kín.

+ Hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới...

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form