Thai 5 tuần thường mới chỉ di chuyển vào tử cung để làm tổ nên chưa phát triển gì nhiều nhưng mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được sự hiện hữu của con thông qua một số thay đổi trên cơ thể. Tuy nhiên đối với tình trạng đau bụng thì sao? Thai 5 tuần đau bụng lâm râm có sao không? Để có lời giải đáp chính xác từ Bác sĩ Trương Thị Vân với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa - KHHGĐ, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau.
Những điều cần biết về mang thai 5 tuần tuổi
Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận một số thay đổi về thể trạng, cụ thể như:
• Mẹ sẽ bị táo bón: Hormone Progesteron sản sinh khi mang thai có tác dụng làm thư giãn các cơ, ảnh hưởng tới ruột già khiến nó bị hoạt động chậm lại, gây táo bón. Để hạn chế điều này, mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của mình.
• Mẹ nhạy cảm hơn với các món ăn, dễ buồn nôn, nôn mửa, thậm chí nóng ở ngực suốt cả ngày.
• Mẹ có cảm giác phải nuốt nước miếng liên tục. Hãy nhớ vệ sinh răng lưỡi cẩn thận mỗi ngày, tránh vệ sinh sâu tới tận gần cổ họng vì dễ gây những cơn nhợn.
• Mẹ có thể nổi nhiều mụn như thể đang quay trở lại tuổi dậy thì do sự tăng nhanh của các loại hormone trong cơ thể.
• Mẹ hay cảm thấy nóng bức, muốn cởi phăng quần áo ngay khi có cơ hội do sự gia tăng cường lượng máu cùng các hormone trong cơ thể.
• Mẹ cảm thấy mệt mỏi, ngủ nhiều cũng không hết mệt.
Thai 5 tuần đau bụng lâm râm có sao không?
Thai 5 tuần đau bụng lâm râm có thể là biểu hiện của việc thai làm tổ trong tử cung. Cụ thể, sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công sẽ tạo ra hợp tử, hợp tử lớn dần thành phôi thai rồi di chuyển vào tử cung để làm tổ. Việc làm tổ tại tử cung thường gây chảy máu, gọi là máu báo thai đồng thời kèm theo tình trạng đau bụng lâm râm. Nếu mẹ không xuất hiện biểu hiện gì bất thường thì không cần quá lo lắng, chỉ cần chú ý nghỉ ngơi và sinh hoạt sao cho lành mạnh, khoa học, đảm bảo sức khỏe để giúp con phát triển tốt nhất.
Ngoài lý do trên thì thai 5 tuần đau bụng lâm râm còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác như:
• Táo bón
• Đầy bụng, khó tiêu
• Căng dây chẳng: Dây chằng trong tử cung bị căng để mở rộng chỗ cho thai nhi phát triển và giúp mẹ cử động dễ dàng hơn. Tình trạng này thường khiến mẹ bầu bị đau nhói, đau âm ỉ một bên bụng, đau vùng bẹn.
• Có thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai sau khi được thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà làm tổ ở vị trí khác (khoảng 90% trường hợp làm tổ ở vòi tử cung). Biểu hiện thường gặp là đau bụng, đau một bên hố chậu, ra máu nâu đen kéo dài. Nếu không được khắc phục sớm thì thai có thể to ra, vỡ, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người mẹ.
• Nguy cơ sảy thai sớm: Nếu mẹ có biểu hiện căng tức, đau bụng lâm râm, từng cơn, ra máu tươi, máu vón cục… thì nên cẩn thận với nguy cơ sảy thai sớm.
Tùy từng nguyên nhân mà sẽ có cách xử trí khác nhau. Để đảm bảo an toàn và bảo toàn sức khỏe thì tốt nhất là khi thấy cơ thể có biểu hiện lạ, chị em nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa. Tránh chủ quan, tùy tiện dùng thuốc hay làm theo các phương pháp dân gian truyền miệng mà khiến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng tới cả sức khỏe và sự phát triển của đứa con trong bụng.
Bác sĩ Sản phụ khoa uy tín với hơn 20 năm kinh nghiệm theo dõi, tư vấn thai sản
Bác sĩ Trương Thị Vân là bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa tốt nghiệp trường đại học Y Hà Nội, Ngay sau khi tốt nghiệp xong, bác sĩ Vân đã nhanh chóng trở thành trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ - kế hoạch hóa gia đình” tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình nhờ có vốn kiến thức sâu rộng, trình độ chuyên môn giỏi đồng thời giàu kinh nghiệm thực tiễn.
Hiện nay, bác sĩ Vân đã chuyển về phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế tại địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội để làm việc cùng nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ, bác sĩ ưu tú khác, luôn trách nhiệm và cống hiến hết mình vì sức khỏe của người dân. Sở trưởng chuyên môn của bác sĩ Vân là theo dõi thai sản, tư vấn kế hoạch hóa gia đình, khắc phục những vấn đề bất thường trong suốt thai kỳ của người phụ nữ.
Ngoài ra, bác sĩ Trương Thị Vân còn nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác như:
• Khám chữa các bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm đường tiết niệu…
• Khám chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, HIV…
• Cải thiện tình trạng vô sinh - hiếm muộn cho chị em phụ nữ
• Đặt vòng tránh thai
• Đình chỉ thai nghén an toàn bằng 2 phương pháp: phá thai bằng thuốc và hút thai chân không.
• Thẩm mỹ vùng kín.
![](https://cdn.prod.website-files.com/5ec39e39fb60f21ee59799d8/5ec4aae91b60fbacc1e5b3be_click-2.gif)
>>> Cập nhật các bài viết có liên quan đến thai 5 tuần tuổi:
+ Thai 5 tuần tuổi đã có phôi thai chưa?
+ Thai 5 tuần ra dịch nâu đen có sao không?
+ Dấu hiệu sảy thai 5 tuần tuổi
Bác sĩ Vân có thực hiện thăm khám cả trong và ngoài giờ hành chính từ 8h – 20h hàng ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ). Bạn có thể chủ động thời gian và đặt hẹn trước với bác sĩ Trương Thị Vân qua đường dây nóng (024) 38255599 -083.66.33.399 để tránh phải xếp hàng chờ đợi lâu.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được thai 5 tuần khiến người mẹ thay đổi như thế nào, thai 5 tuần đau bụng lâm râm có sao không và nên tới đâu để thăm khám cho kết quả nhanh chóng, chính xác và chủ động về thời gian. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng ngại nhấp chuột tại đây để được giải đáp cụ thể hơn (hoàn toàn miễn phí).