Sau khi thụ thai thành công, phôi thai sẽ dần dần di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Thường thì khoảng 5 tuần tuổi, phôi thai đã nằm trong tử cung của người mẹ. Tuy nhiên nếu sau 5 tuần tuổi, thai chưa vào tử cung thì nằm ở đâu? Để giải đáp thắc mắc này, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây, được chia sẽ từ Bác sĩ Trương Thị Vân - Nguyên trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ - KHHGĐ” với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
Thai chưa vào tử cung thì nằm ở đâu?
Trứng sau khi thụ tinh thành công với tinh trùng sẽ tạo thành hợp tử, hợp tử lớn dần thành phôi thai. Phôi thai dần dần di chuyển vào tử cung để làm tổ và phát triển. Toàn bộ quá trình này sẽ mất một thời gian nhất định, trong đó thụ tinh sẽ mất khoảng 6-9 ngày, làm tổ thành công mất khoảng 7-10 ngày nữa. Đó là lý do mà nhiều người thử que thử thai thấy xuất hiện 2 vạch nhưng khám vẫn chưa thấy thai vào tử cung.
Thường thì thai sẽ nằm trong tử cung khi đạt 5 tuần tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp dù đã 5 tuần tuổi hoặc thậm chí 6-7 tuần tuổi cũng chưa thấy thai vào tử cung. Nguyên nhân có thể do thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà nằm bên ngoài. Các vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:
- Vòi trứng (khoảng 95% trường hợp thai ngoài tử cung xuất hiện ở vị trí này)
- Buồng trứng
- Cổ tử cung
- Ổ bụng
Nữ giới bị viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu, hẹp ống dẫn trứng, dị tật ống dẫn trứng, u nang buồng trứng hoặc đã từng nạo phá thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục… sẽ có nguy cơ bị thai ngoài tử cung cao hơn so với người bình thường.
Dấu hiệu thai ngoài tử cung
Nữ giới bị thai ngoài tử cung vẫn xuất hiện các dấu hiệu mang thai như bình thường: trễ kinh, đau bụng, buồn nôn, ngực căng tức, tính khí thay đổi thất thường… tuy nhiên vẫn có thể phân biệt thông qua một số biểu hiện bất thường khác:
Âm đạo ra máu bất thường: Thông thường, khi phôi thai bám vào niêm mạc tử cung sẽ gây đứt một số mạch máu, chảy máu có màu nâu nhạt hoặc đỏ, máu thường ra ít, kéo dài 2-3 ngày, có thể kèm theo dịch (không mùi hoặc chỉ có mùi nhẹ, không gây ngứa). Tuy nhiên, ở người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài, máu có màu đỏ thẫm. Bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp không có dấu hiệu ra máu bất thường.
Đau bụng: Khi mang thai ngoài tử cung, bạn sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới. Tình trạng đau kéo dài, âm ỉ khó chịu, đôi lúc có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển. Nhiều người còn bị đau bụng mót rặn giống như táo bón.
Đặc biệt, khi túi thai vỡ, nữ giới sẽ thấy đau bụng dữ dội, cơn đau quặn kéo dài liên tục kèm theo tình trạng đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí là ngất xỉu.
Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ, nếu túi thại bị vỡ sẽ khiến máu chảy ồ ạt, tràn vào ổ bụng, gây vô sinh, nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân bị thai ngoài tử cung, nữ giới nên tới ngay địa chỉ y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có phương án khắc phục tốt nhất (thường thì sẽ cần phá).
Địa chỉ Sản phụ khoa uy tín chuyên khám thai, theo dõi thai, khắc phục những vấn đề bất thường trong thai kỳ
Ngoài các bệnh viện lớn về Sản phụ khoa như Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… thì khi cần khám thai, theo dõi thai, khắc phục những vấn đề bất thường trong suốt thai kỳ của mình, chị em có thể tới phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế tại địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.
Phòng khám đạt 83 tiêu chí khắt khe của Sở Y Tế, trở thành phòng khám Sản phụ khoa hàng đầu hoạt động theo mô hình “bệnh viện khách sạn” với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến giúp việc chẩn đoán diễn ra nhanh chóng, độ chuẩn xác cao (lên tới 99,9%), đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thực hiện. Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, thông tin cá nhân bảo mật, chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng, không chênh lệch quá cao so với các bệnh viện lớn.
Ngoài ra, phòng khám còn quy tụ rất nhiều y bác sĩ giỏi, đầu ngành, giàu kinh nghiệm, từng giữ vị trí quan trọng tại nhiều trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô. Điển hình là Bác sĩ Trương Thị Vân – Nguyên trưởng khoa chăm sóc sức khỏe bà mẹ - KHHGĐ tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình, tích lũy hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, chuyên theo dõi thai sản, tư vấn kế hoạch hóa gia đình, đình chỉ thai an toàn và khắc phục những vấn đề bất thường tại vùng sinh dục cho nữ giới.
Thời gian làm việc: 8h – 20h hàng ngày (không ngày nghỉ)
Đường dây nóng: (024) 38255599 -083.66.33.399

Những thông tin liên quan đến thai chưa vào tử cung:
+ Chụp xquang khi thai chưa vào tử cung có sao không?
+ Thai chưa vào tử cung có nghén không?
+ Thai chưa vào tử cung có phá được không?
Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã biết được Thai chưa vào tử cung thì nằm ở đâu, nên tới đâu để thăm khám, bảo vệ thai sản. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] để được giải đáp (tư vấn trực tuyến 24/7, hoàn toàn miễn phí).