Thai lưu có còn nghén không?

June 12, 2020
Phụ Khoa

Thai lưu có còn nghén không? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi việc nhận biết sớm nhưng biểu hiện của thai lưu là cách tốt nhất giúp mẹ phòng tránh, cũng như có có hướng xử lý kịp thời. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết hôm nay, bác sĩ Trương Thị Vân – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này.

Thai lưu có còn nghén không?

Thai lưu (hay còn gọi là thai chết lưu) là hiện tượng trứng và tinh trùng sau khi được thụ tinh thành công rồi làm tổ trong tử cung người phụ nữ không phát triển thành thai nhi như bình thường; khi đó thai sẽ chết và lưu lại trong tử cung. Hiện tượng thai lưu có thể xảy ra trong mọi giai đoạn của thai kỳ. Thai lưu nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là của tính mạng của nữ giới.

Quay trở lại câu hỏi thai lưu có còn nghén không? bác sĩ Trương Thị Vân cho biết “việc lưu  thai có còn ốm nghén không còn tùy vào từng trường hợp. Thông thường, khi bị thai lưu các mẹ sẽ thấy các triệu cứ ốm nghén bị suy giảm, thậm chí là biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mẹ vẫn thấy triệu chứng nghén như bình thường.

Do đó, để có đáp án cho câu hỏi thai lưu có còn nghén không? thật sự là rất khó vì câu trả lời có thể có hoặc cũng có thể là không. Chính vì vậy, các chuyên gia sản phụ khoa khuyên các mẹ bầu trong thời gian mang cần thực hiện khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai và phát hiện sớm những bất thường nếu có và xử lý kịp thời. Trường hợp nếu thấy xuất hiện bất thường như dấu hiệu ốm nghén bị suy giảm hoặc tự nhiên biết mất cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân, trường hợp nếu là do thai lưu bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngoài ra, để phát hiện tình trạng thai lưu, các mẹ còn có thể dựa vào một số biểu hiện sau:

 Không thấy thai máy hoặc đạp nếu thai đã máy hoặc đạp

 Có hiện tượng ra máu màu đen hoặc nâu.

 Bụng nhỏ dần đi, độ cao của đáy tử cung không tăng lên.

 Ngực tự động tiết sữa non, bầu vú không còn căng

 Cảm giác bụng nặng, hơi tức và nhỏ đi, một số trường hợp chị em còn bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.

 Tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng.

 Nếu thời gian thai lưu lâu sẽ khiến cho chị em có cảm giác chán ăn, toàn thân mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo chảy ra các chất có mủ,...

Xem Thêm:

+ Hút thai lưu có nguy hiểm không?

+ Dấu hiệu thai lưu 4 tuần như thế nào?

Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai để phòng tránh thai chết lưu

Trước khi mang thai

Nếu vẫn chưa mang thai, chị em nên sắp xếp đi khám bác sĩ để được sớm phát hiện và chữa trị các vấn đề có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra các bệnh về di truyền, bệnh truyền nhiễm, quan hệ huyết thống và xem xét bệnh sử gia đình cũng như tiền sử bệnh của 2 vợ chồng. Đối với chị em mắc các bệnh lý như: huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch,… thì nên chữa khỏi bệnh trước khi mang thai, đồng thời nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có nên mang thai hay là không. Đặc biệt, đối với những chị em có tiền sử thai lưu thì cần phải thực hiện thăm khám, kiểm tra xác định chính xác những nguyên trước khi mang thai lại.

Trong thai kỳ: Để giảm thiểu tình trạng thai luu, trong thời gian này mẹ cẩn lưu ý một số điều sau:

 Tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,... vì những chất có trong rượu, bia và thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gây sẩy thai và thai chết non.

 Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc và nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi như: tinh bột, vitamin, axit folic, sắt, canxi,...

 Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu,...

 Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chưa được nấu chín.

 Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, đúng cách để tránh vi khuẩn có cơ hội tấn công, xâm nhập gây viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến thai nhi.

 Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, kể cả những thực phẩm chức năng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi những tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

 Chú ý đến những dấu hiệu tiền sản để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi tốt nhất.

 Duy trì tăng cân khỏe mạnh trong suốt thai kỳ bằng cách tham gia các bài tập thể dục theo lời khuyên của bác sĩ.

 Nằm ngủ nghiêng vì theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa việc mẹ bầu nằm nghiêng sẽ tốt hơn cho sự lưu thông máu và oxy đến thai nhi.

 Thực hiện khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, trường hợp nếu thấy bất cứ hiện tượng bất thường nào cần đi khám ngay để được can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Với những chia sẻ của bác sĩ Trương Thị Vân về vấn đề thai lưu có còn nghén không? ở bài viết trên dây, chắc hẳn đã cung cấp được cho chị em có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Bác sĩ Trương Thị Vân

+ Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ khoa.

+ Hoàn Thành khóa luận Thạc sĩ

+ Nguyên trưởng khoa Sản - Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Sở Y tế Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Cộng đồng 193C1 Bà Triệu.

+ Hiện đang công tác và làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

+ Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung...

+ Thăm khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà...

+ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình; đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng 2 phương pháp (phá thai bằng thuốc và hút thai chân không)

+ Khắc phục những vấn đề bất thường tại vùng kín.

+ Hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới...

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form