Luật Bảo hiểm xã hội có quy định thời gian nghỉ việc cho thai phụ khi thai lưu mà vẫn được hưởng 100% lương đồng thời có thêm nhiều chính sách khác. Nếu bạn đang thắc mắc không thiết thai lưu là gì, thai lưu xử trí ra sao, thai lưu được nghỉ mấy ngày thì hãy xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Thai lưu là gì?
Thai lưu là tình trạng thai chết trong bụng mẹ trước khi ra đời vì một lý do nào đó, có thể do:
• Mẹ bị suy gan, viêm thận, lao phổi, thiếu máu, cao huyết áp, suy giáp, tiểu đường, cường năng tuyến thượng thận, giang mai, quai bị, cúm, sởi…
• Mẹ thường xuyên lao động vất vả, có chế độ dinh dưỡng kém.
• Mẹ hay tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, carbon monoxide…
• Mẹ bị dị dạng tử cung, từng bị thai lưu, lạm dụng rượu, bia, ma túy, thuốc lá…
• Thai bị rối loạn nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu Rh với mẹ, bị dị tật bẩm sinh, não úng thủy, phù thai rau, già tháng…
Thai lưu xử trí ra sao?
Nếu thấy âm đạo ra máu bất thường, máu có màu sẫm, không còn xuất hiện các triệu chứng ốm nghén, bụng không thấy to lên… thì thai phụ cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Thông thường, đối với những trường hợp này sẽ được tiến hành siêu âm thai và xét nghiệm HCG. Trong đó:
• Siêu âm thai giúp bác sĩ biết tim thai còn hoạt động không, tim thai có bị méo mó không, có hiện tượng chồng khớp sọ hay có hai vòng ở xương sọ do da đầu bị bong ra không, hình ảnh túi ối có tương xứng với tuổi thai không, bờ túi ối không đều hay đều, nước ối ít hay hết ối, từ đó biết thai đang phát triển ra sao, có bị chết lưu không. Nếu chết lưu thì mới chết hay chết từ bao giờ.
• Xét nghiệm HCG (có thể là xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu) giúp bác sĩ xác định được lượng HCG trong máu hoặc trong nước tiểu có thấp hơn so với lần đầu thăm khám không, có tương xưng với tuổi thai không. Nếu lượng HCG thấp hơn, không tương xứng với tuổi thai thì khả năng cao là thai đã chết lưu, sảy thai hoặc thai ngoài tử cung,
Thai lưu được nghỉ mấy ngày?
Chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng khi mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bao gồm cả các chế độ như:
- Đi khám thai định kỳ
- Sẩy thai, nạo hút thai, thai bị chết lưu hoặc phá thai do bệnh lý
- Thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh đối với người lao động.
Cụ thể, theo Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội cho biết:
1/ Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
• 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
• 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
• 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
• 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2/ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Bên cạnh đó, theo Điều 39 của Bộ Luật này về mức hưởng chế độ thai sản chia sẻ cụ thể như sau:
1/ Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
• Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
• Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
• Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2/ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3/ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
>>> Tổng hợp những bài viết có liên quan đến thai lưu:
+ Thai lưu ra máu như thế nào?
+ Thai lưu ra máu nhiều hay ít?
Hi vọng bài viết hữu ích dành cho bạn!