Mới có thai uống nước yến được không?

June 16, 2020
Phụ Khoa

Nước yến là một loại nước uống được chế biến từ tổ yến kết hợp một số nguyên liệu khác như nước tinh khiết, đường, chất phụ gia mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe như ổn định tiêu hóa, điều hòa đường huyết, nhịp tim... Tuy nhiên mới có thai uống nước yến được không? Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé một cách tốt nhất, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây.

Mới có thai uống nước yến được không?

Tổ yến có chứa khoảng 50-60% protein không béo, 18 loại axit amin, hơn 30 loại vitamin khoáng chất, carbohydrat và các chất dinh dưỡng khác có tác dụng thúc đẩy sự hình thành, phát triển và tái tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh hơn đồng thời mẹ cũng trắng hơn, duy trì làn da mềm mại, mịn màng hơn sau thời gian kiêng cữ.

Bên cạnh đó, tổ yến còn được biết đến bởi rất nhiều lợi ích khác có thể kể đến như:

• Bồi bổ, nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.

• Ổn định hệ tiêu hóa, tăng hấp thu dưỡng chất ở đường ruột.

• Điều hòa huyết áp, nhịp tim, hỗ trợ chức năng tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

• Bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, giảm stress, căng thẳng đầu óc.

• Tăng cường hoạt động sinh lý, điều hòa chức năng tình dục.

• Chống lão hóa, làm đẹp da, giúp mô và da trở nên mịn màng, hồng đẹp tự nhiên.

• Không lo tăng cân.

Do đó, mẹ có thể uống nước yến khi đang mang thai mà không phải lo lắng bất cứ vấn đề gì.

Tuy nhiên, do thai 3 tháng đầu chưa ổn định, cơ địa mẹ bầu còn thay đổi thất thường nên mẹ có thể cân nhắc ăn tổ yến hoặc uống nước yến sau thời gian đó để hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt hơn, tránh gây lãng phí “ví tiền”.

LƯU Ý: Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều cơ sở sản xuất nước yến với nhiều hình thức khác nhau cùng tỷ lệ yến trong đó cũng khác nhau. Thường thì yến hũ chưng công nghiệp có tỷ lệ yến khá ít lại thêm chất bảo quản nên thường mang lại tác dụng không cao, chậm, thậm chí còn gây hại thêm cho sức khỏe của mẹ, tăng nguy cơ tiểu đường cùng nhiều vấn đề khác. Sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ lạm dụng loại thức uống này. Chính vì vậy, mẹ bầu cần cẩn thận lựa chọn thức uống này, nên mua yến chưng nguyên chất từ những địa chỉ uy tín.

Tổng hợp các bài viết liên quan đến giai đoạn đầu mang thai:

+ Có thai tháng đầu ra máu có sao không?

+ Phá thai khi thai còn nhỏ có được không? Cách nào an toàn? Địa chỉ uy tín và chi phí?

+ Mới có thai có đau lưng không?

Mới mang thai nên ăn gì để con khỏe mạnh?

Khi mới mang thai, mẹ nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để hỗ trợ sức khỏe cho bản thân cùng sự phát triển cho thai nhi. Đặc biệt là axit folic, sắt, canxi và protein.

+ Axit folic: Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 rất quan trọng cho sự phát triển, phân chia tế bào, bảo vệ thai khỏi dị tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống hay vô sọ. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400-600 mcg/ ngày axit folic vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình.

+ Sắt: Sắt là nguồn nguyên liệu tạo máu có vai trò quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Nếu mẹ thiếu sắt trong 1-3 tháng đầu mang thai thì nguy cơ sảy thai, thai bị chết lưu, thiếu máu rất cao, chưa kể là còn mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt.

+ Canxi: Nhu cầu canxi ở mẹ bầu tăng lên theo thời gian. Cụ thể, trong 3 tháng đầu, mẹ cần khoảng 800mg canxi để giúp thai nhi phát triển ổn định, 3 tháng giữa cần khoảng 1.000mg, 3 tháng cuối cần khoảng 1.200mg. Bên cạnh đó, nếu thiếu canxi, cơ thể mẹ sẽ trở nên mệt mỏi, đau cơ, chuột rút… thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn…

+ Protein: Protein hay chất đạm sẽ giúp cơ thể duy trì sức sống và năng lượng cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Khoảng 20% cơ thể người được tạo nên bởi protein, vì vậy nếu thiếu đi dưỡng chất này, chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ không thể hoạt động bình thường được.

Để bổ sung 4 loại khoáng chất cần thiết này, mẹ bầu có thể cân nhắc một số loại thực phẩm sau:

• Súp lơ

• Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…

• Trứng gà

• Cá hồi

• Các loại thịt đỏ

• Sữa chua

• Đậu phụ

• Rau lá xanh: Cải xoăn, cải xanh, rau bina…

• Đậu đen

• Nho

• Chuối

• Bơ

• Măng tây

• …

Nữ giới mang thai lần đầu chắc hẳn còn nhiều lạ lẫm. Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì mẹ cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, giữ tinh thần thật tốt, tránh lo âu, căng thẳng mà ảnh hưởng tới cả bản thân cùng sự phát triển của thai nhi.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Mới có thai uống nước yến được không, nên ăn gì để bảo vệ sức khẻo cho cả mẹ và bé. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, cần tư vấn thêm, bạn có thể nhấp chuột tại đây hoặc gọi tới đường dây nóng (024) 38255599 -083.66.33.399 (tư vấn miễn phí 24/7).

Bác sĩ Trương Thị Vân

+ Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ khoa.

+ Hoàn Thành khóa luận Thạc sĩ

+ Nguyên trưởng khoa Sản - Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Sở Y tế Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Cộng đồng 193C1 Bà Triệu.

+ Hiện đang công tác và làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

+ Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung...

+ Thăm khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà...

+ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình; đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng 2 phương pháp (phá thai bằng thuốc và hút thai chân không)

+ Khắc phục những vấn đề bất thường tại vùng kín.

+ Hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới...

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form