Thai lưu cần xét nghiệm gì?

June 15, 2020
Phụ Khoa

Thai lưu là thuật ngữ ám chỉ những trường hợp em bé chết trong bụng mẹ trước khi ra đời mà thai phụ có thể nhận biết sớm thông qua một số biểu hiện như: ra máu âm đạo bất thường, mất dần các triệu chứng ốm nghén… Tuy nhiên thai lưu cần xét nghiệm gì để cho kết quả chính xác và sau thai lưu cần thực hiện những xét nghiệm gì khi chuẩn bị mang thai? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này thì hãy xem ngay bài viết dưới đây.

Thai lưu cần xét nghiệm gì?

Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán thai lưu dựa vào các triệu chứng sau:

• Với thai lưu ở giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén: thai phụ bị ra máu âm đạo bất thường, máu có màu sẫm, các triệu chứng thai nghén giảm đi và mất dần, bụng không thấy to lên.

• Với thai lưu ở giai đoạn muộn: thai phụ thấy bụng nhỏ dần, ra máu đen âm đạo, không thấy đạp, ngực tiết ít sữa.

• Không nghe thấy tim thai ở tuổi thai sau 8 tuần (bằng dụng cụ Doppler cầm tay)

• Khó sờ nắn thấy các phần thai.

• Tử cung bé hơn so với tuổi thai, chiều cao tử cung giảm đi giữa 2 lần thăm khám.

Sau khi nghi ngờ thai lưu, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ làm thêm một số siêu âm, xét nghiệm chuyên sâu để cho kết quả chính xác. Cụ thể là:

+ Siêu âm thai: Siêu âm thai dễ thực hiện, nhanh chóng, cho kết quả với độ chính xác cao. Nếu siêu âm không thấy hoạt động của tim thai, đầu thai méo mó, có hiện tượng chồng khớp sọ hay có hai vòng ở xương sọ do da đầu bị bong ra, hình ảnh túi ối không tương xứng với tuổi thai, bờ túi ối không đều, nước ối ít hay hết ối thì chứng tỏ thai đã chết lưu. Siêu âm thai còn giúp bác sĩ biết thai mới chết hay đã chết lâu.

+ Xét nghiệm HCG: Khi nghi ngời thai phụ mang thai lưu, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ thực hiện xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu xác định thai lưu để đánh giá định lượng HCG. HCG là hormone điều hòa quá trình mang thai được tiết ra từ hợp bào nuôi giúp kích hoạt các tế bào mầm cuả bào thai phát triển và trưởng thành đồng thời kích thích hormone sinh dục, hình thành giới tính của thai nhi. Nếu HCG trong máu hoặc nước tiểu thấp hơn 2 lần so với lần đầu, không tương xứng với tuổi thai thì khả năng cao là thai đã chết lưu, sảy thai hoặc mẹ mang thai ngoài tử cung.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà sẽ được chỉ định thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.

Lưu ý khi muốn mang thai tiếp sau thai lưu

Thai chết lưu trong bụng mẹ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như:

• Mẹ mắc các bệnh mạn tính như suy gian, viêm thận, lao phổi, thiếu máu, cao huyết áp, bệnh tim…

• Mẹ mắc các bệnh nội tiết như suy giáp, basedow, tiểu đường, thiểu năng, cường năng tuyến thượng thận…

• Mẹ bị nhiễm độc, ký sinh trùng sốt rét hoặc bị viêm gan, giang mai, quai bị, cúm, sởi…

• Mẹ thường xuyên lao động vất vả, có chế độ dinh dưỡng kém.

• Mẹ tiếp xúc nhiều với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, carbon monoxide…

• Mẹ từng mang thai lưu, lạm dụng rượu, bia, ma túy, thuốc lá…

• Mẹ bị dị dạng tử cung

• Thai bị rối loạn nhiễm sắc thể.

• Thai bị bất đồng nhóm máu Rh với mẹ.

• Thai bị dị tật bẩm sinh, não úng thủy, phù thai rau, thai già tháng…

• Dây rốn có vấn đề: dây rốn thắt nút, dây rốn xoắn quá mức, dây rốn ngắn tuyệt đối, dây rốn bị chèn ép…

Trước khi nữ giới muốn mang thai trở lại, bác sĩ cần biết chắc chắn nguyên nhân khiến thai chết lưu, từ đó có biện pháp xử trí phù hợp, hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro trong lần mang thai tiếp theo.

Để kiểm tra được những nguyên nhân này và chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho lần mang thai kế tiếp, nữ giới thường được yêu cầu làm một số xét nghiệm như:

• Xét nghiệm rối loạn nhiễm sắc thể để phát hiện những bất thường về di truyền ở hai vợ chồng

• Xét nghiệm hội chứng antiphospholipid (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu).

• Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không.

• Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,..

• Xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi

• Xét nghiệm nội tiết tố

• Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.

Bên cạnh đó, nữ giới cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ tinh bột, chất béo, vitamin cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, nữ giới cần hấp thụ khoảng 400 mcg acid folic để an toàn hơn cho lần mang thai kế tiếp đồng thời nhớ:

• Từ bỏ thói quen hút thuốc, rượu, bia, café

• Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, tham gia những trò chơi lành mạnh

• Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái

• Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, tránh gây viêm nhiễm

>>> Tổng hợp những bài viết có liên quan đến thai lưu:

+ Thai lưu được nghỉ mấy ngày?

+ Thai lưu có đau bụng không?

+ Thai lưu 2 lần phải làm sao?

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Thai lưu cần xét nghiệm gì để biết kết quả chính xác và nữ giới cần chú ý gì cho lần mang thai kế tiếp để đảm bảo an toàn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan đến vấn đề này, đừng ngại nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng (024) 38255599 -083.66.33.399 để được tư vấn cụ thể hơn (hoàn toàn miễn phí).

Bác sĩ Trương Thị Vân

+ Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ khoa.

+ Hoàn Thành khóa luận Thạc sĩ

+ Nguyên trưởng khoa Sản - Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Sở Y tế Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Cộng đồng 193C1 Bà Triệu.

+ Hiện đang công tác và làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

+ Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung...

+ Thăm khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà...

+ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình; đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng 2 phương pháp (phá thai bằng thuốc và hút thai chân không)

+ Khắc phục những vấn đề bất thường tại vùng kín.

+ Hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới...

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form